Wednesday, July 16, 2014

Lý Lịch của Lời

                                                                        




   Rimbaud gọi nhà thơ là Suprême Savant như phương Đông có chữ Đấng Toàn Giác. Ở đây mở hai dấu ngoặc bỏ hết vào đó thư tịch cổ kim là việc dễ làm. Tôi xin nhắc thêm ý kiến quen thuộc cho rằng thi nhân là miệng lưỡi của Tạo Hóa, và ở đây lại có thể mở dấu ngoặc để nói đôi lời chẳng hạn về kinh Hoa Nghiêm hoặc về sự bất khả tư nghị của thời gian và cái đẹp. Nhưng có thể ai đó bất giác đã thấy trùng điệp những cánh chim…


   Vào thời đại khủng hoảng tột cùng của hình nhi hạ chỉ có cửa mồm ozone mở hoát họa chăng còn minh giải được ít điều về Tạo Hóa. Cho tôi múa thử ít chiêu siêu-ngữ…, biết đâu sẽ có một bàn tay đơn độc họa theo?


   Tạo Hóa là sự cho và lấy tuyệt đối. Đó là Hình Nhi Thượng và câu thơ Goethe về các đứa con yêu dấu của Tối Cao, cũng chính là thơ ca với cơn mưa hồng hoang, trận hỏa thiêu phán xử cùng hạt cát hóa thân làm kiều nữ. Điều này chỉ những bà mẹ vĩ đại với các người tình hiếm có may ra hiểu được.


   Triết gia thường nói đến chân thiện mỹ ,và phải nhờ các bậc dày nội công như Lý Bạch, Omar Khayam, Valéry kéo tiếp cánh cung để bắn một mũi tên vào cái đích mộng mị này.


   Con rùa ngôn từ bắt đầu cuộc thi! Trước tiên nó gọi hồn Á Đông trầm mặc, trích dẫn mọi danh nhân, và kết thúc vòng đua sau lưng con thỏ đang nằm tư lự. Đố ai biết tại sao? Và con thỏ muốn gì?


   Nếu người nào cảm thấy máu đang ứa quanh bóng của mình thì coi như đã trúng tên: chất độc đang ngấm vào óc tim vô phương giải cứu ---

                                                                                                          
                                                                                                                     Chân Phương
                                                           
                                                              
                                                               KHAI  TỪ




   ai đã vào đêm mê hồn

                   nghe tiếng khóc tượng đá triệu năm sau?



   ai quay về tiền kiếp

                  nhét vào mộ huyệt tấm gương

                                  rồi tuyên bố thế gian là đại mộng?



   ai ôm đàn không dây nơi vực thẳm

                                      song tấu khúc ca vũ trụ?



  ai đóng đinh cái bóng

                  ban phép lành cho ánh sáng

                                                rồi xé vụn quyển thiên thư?





   câu chuyện đó

   ai cũng biết và đã lãng quên



   đá với đại dương

   khúc xương trong lòng trinh nữ

   chờ hoài khoảnh khắc phục sinh



   lời hay blời

   mọi người biết cả



   phần còn lại là cỏ sậy vô tri



   hãy trừ bỏ hai bàn tay

   trong hệ nhị phân của loài khỉ dại



   các con số là điểm tựa khốn cùng

   cho số mệnh không bao giờ trông thấy



   sân khấu hình hài

   một chút khói mây



   đêm thức trắng                   

                               bút mực này

                                                      gương mặt kia

                                                                                      đồng hồ nọ

  hỡi những kẻ rạch nát                                                                                                                       tâm can loài chim âm phủ




   sông hằng

                           kinh thánh

                                                   đường thi

                                
         đá mặt trời châu mỹ



                                                 chữ viết tượng hình

                                                                  hay mẫu tự ấn hi

                                                             
                      
           mọi niệm khởi xoay vòng loạn trí





                                                  HUYỀN   CHI   HỰU   HUYỀN



                                                                                                 

                                                                                            mở cánh cửa nào đây?
 



          CHÂN  PHƯƠNG

No comments:

Post a Comment