Có lẽ để xoa dịu chấn thương lịch sử
sau Nội Chiến, Virginia hôm nay đề cao sự Thương Yêu.
MỘT
CHUYẾN DU XUÂN - 4 A
Rời Mount
Vernon, chúng tôi tiếp tục ngược dòng lịch sử Hoa Kỳ đi thăm thuộc
địa xưa, nơi lập nghiệp của những di dân đầu tiên từ Anh quốc. Phải
lái hai tiếng về hướng Nam để đến Williamsburg –tiết mục chính của
chuyến du xuân này. Lại xa lộ 95 dưới bầu trời Virginia, một tiểu bang
đang hồi phục sau khủng hoảng 2008 chủ yếu nhờ vào kinh doanh du lịch
và nhà đất. Nửa chừng, tôi rời xa lộ vào thẳng Richmond, theo đường
Main Street thăm khu phố cũ quanh đồi Capitol.
Chiều thứ bảy, downtown vắng hoe. Lèo
tèo vài du khách chụp ảnh tòa quốc hội tiểu bang. Lợi dụng ngày
xuân nắng ấm, có lẽ dân chúng đã kéo nhau đi chơi xa. Nếu không am
tường lịch sử, ta không thể nào hình dung được vai trò Richmond xưa
kia. Khoảng 150 năm trước, nơi đây
từng là thủ đô của chính phủ ly khai trong cuộc Nội Chiến dưới sự
cầm quân của hai danh tướng Lee và Jackson chống cự lại liên minh phương
Bắc của tổng thống Lincoln cùng đại tướng Grant. Khi thua bại, quân
binh tháo chạy và thiêu đốt gần như toàn bộ Richmond vào tháng 4-1865.
Ngày nay tất cả di tích chiến cuộc đã
vào yên nghỉ trong các viện bảo tàng. Dọc theo bờ sông James, khu phố
Canal Walk được tái thiết tráng lệ nhằm thu hút du khách. Ngắm các
nhà cao tầng lóng lánh thủy tinh với những cửa hàng tiệm ăn sang, đâu
ai biết nơi đây từng là chợ buôn nô lệ hàng đầu khi tàu thuyền nhốt
đầy dân da đen thường xuyên cặp bến.
Tòa nhà Quốc Hội
Tiểu Bang Virginia tại Richmond do chính Jefferson phác họa mô hình.
Sau một vòng nhìn ngắm đại khách sạn Jefferson cùng
các tượng đài Robert Lee và “Stonewall” Jackson – đây là vài biểu tượng
cho chính sách hòa giải của Washington DC khi các lãnh tụ ly khai miền
Nam vẫn được tôn vinh – tôi lại ra xa lộ 95 rồi đổi qua xa lộ 64 về
Williamsburg.
Ai muốn
tìm hiểu lịch sử Hoa Kỳ đều phải thăm hai tiểu bang Virginia và
Massachusetts. Virginia là vùng đất thuộc địa nơi di dân Anh khai hoang
lập ấp trước tiên; còn Massachusetts là cái nôi của cuộc khởi nghĩa
chống lại chính sách thuộc địa. Là dân Boston, tôi khá am tường những
địa điểm từng diễn ra các cuộc biểu tình hay đụng độ vũ trang của
giai đoạn đầu cách mạng ở Massachusetts. Chợt nhớ vào năm 2007 khi dân
Mỹ kéo về khu Tam Giác Lịch Sử để chào mừng nước Mỹ được 400 tuổi,
tôi đã dự định thăm Virginia nhưng sau đó bận việc không đi được. Nay
nhân cơ hội thăm Washington DC, tôi tiện đường làm chuyến viễn du có
thêm bạn đồng hành về quá khứ Virginia.
Williamsburg,
Jamestown, Yorktown là ba góc của Tam giác Lịch sử / Historical Triangle
phía đông-nam Virginia, nơi đã diễn ra những sự kiện quyết định trong
lịch sử Hoa Kỳ. Nhờ tình cờ thời thế một phần , Tam giác Lịch sử
nằm gọn trên bản đồ tiểu bang Virginia. Địa lý rất thuận tiện cho kẻ
lái xe vì Williamsburg chỉ cách
Jamestown hoặc Yorktown khoảng chục cây số và du khách có thể tham quan
cả ba nơi trong một, hai ngày. Di dân định cư trên tân lục địa xây làng
xã đầu tiên ở Jamestown; còn Yorktown là địa điểm quyết định của
Cách mạng Hoa Kỳ khi nghĩa quân đánh bại quân lực Hoàng gia Anh buộc
tướng Cornwallis đầu hàng.
Khi đến nơi dọn hành lý lên phòng khách sạn xong là sắp chiều hôm, chúng tôi lại ra chợ để nhìn ngắm khu phố xưa của Williamsburg. Cuộc tham quan bắt đầu tại Merchants’ Square – Quảng trường Thương Nhân – nơi tập trung mọi cửa hàng cho các du khách đi dạo và mua sắm. Khi ấy màn đêm vừa buông và ánh sáng đèn đường soi bóng bộ hành trên các lối đi lót đá giữa những hàng quán được xây cất theo phong cách thuộc địa. Chúng tôi có cảm giác đi lạc vào quá khứ , một kinh nghiệm khá thú vị như kẻ đang diễn xuất trong một phim lịch sử xa xăm.
Khi đến nơi dọn hành lý lên phòng khách sạn xong là sắp chiều hôm, chúng tôi lại ra chợ để nhìn ngắm khu phố xưa của Williamsburg. Cuộc tham quan bắt đầu tại Merchants’ Square – Quảng trường Thương Nhân – nơi tập trung mọi cửa hàng cho các du khách đi dạo và mua sắm. Khi ấy màn đêm vừa buông và ánh sáng đèn đường soi bóng bộ hành trên các lối đi lót đá giữa những hàng quán được xây cất theo phong cách thuộc địa. Chúng tôi có cảm giác đi lạc vào quá khứ , một kinh nghiệm khá thú vị như kẻ đang diễn xuất trong một phim lịch sử xa xăm.
MERCHANTS’ SQUARE –
khu chợ gồm các cửa hàng đặc sản và thương hiệu sang.
Từ một thị trấn có dân số vài nghìn
mà phân nửa là nô lệ da đen với các chợ phiên, quán rượu giải khuây thợ thuyền và thương nhân trong vùng cho đến ngày trở thành trung tâm
văn hóa – chính trị khi Đại học Hoàng gia College of William and Mary
được sắc chỉ thành lập tại đây năm 1693 (đây là đại học thứ hai trên đất Mỹ chỉ
sau Harvard ra đời năm 1637) , Williamsburg - tên đặt nhằm tôn vinh vua Anh William III - thay Jamestown trở thành thủ phủ thuộc địa Virginia năm
1699.
Sang tk.18 song
song với việc hình thành các thành phần đại địa chủ hay thương nhân
giàu có nhờ trồng trọt, nhất là thuốc lá, thuộc địa Virginia cũng
chứng kiến sự ra đời của phong trào khởi nghĩa lan rộng. Năm 1765,
một lãnh tụ địa phương là Patrick Henry đã diễn thuyết chống chính
sách sưu thuế của mẫu quốc Anh ở Williamsburg; tại đây cũng là nơi tổ
chức Hội Nghị đầu tiên qui tụ các đại diện cuộc khởi nghĩa vào năm
1774. Đến 1780, thống đốc cách mạng Thomas Jefferson quyết định dời đô
về Richmond cho tiện việc phòng ngự chống lại quân lực hoàng gia Anh.
Kể từ đó, thủ phủ xưa sa sút, chìm khuất dưới bụi cát tháng năm cho
đến 1920 khi Rockefeller Junior - kẻ kế nghiệp nhà kinh doanh dầu hỏa
số một thời đó, thăm viếng Williamsburg và bỏ tiền túi tài trợ cho
dự án phục hồi toàn bộ di tích
lịch sử này.
Vừa ăn tối tại
một quán Nhật trên đại lộ Richmond tấp nập hàng quán đón mừng đạo
binh du khách mùa xuân, chúng tôi vừa phác thảo chương trình cho ngày
mai – chắc chắn là một ngày dài hào hứng từ sớm tới khuya với bao
nhiêu là nơi chốn kỳ thú để tham quan.
Hôm sau rời
Marriott Courtyard, tôi lại lái về khu phố cổ cho các bạn chụp ảnh
giữa thị xã đã được phục chế lại như hai thế kỷ trước. Nhờ có chỉ
nam du lịch bỏ túi, chàng tour guide lại hăng say thuyết minh –
Một du khách chụp chung với nhân viên hóa trang mặc y
phục thuở xưa.
Do nhà tỉ phú Rockefeller tài trợ và
giám sát công trình, đầu tiên là tửu quán Raleigh phục hồi hoạt động
năm 1932, sau đó dinh cơ Thống đốc cùng tòa nhà Quốc hội cũng được
tái thiết không khác xưa. Khi được nữ hoàng Anh là Elizabeth II ghé
thăm năm 1957, Williamsburg hồi sinh hoàn toàn và trở thành đại trung
tâm của du lịch văn hóa ở Mỹ với hơn ba triệu du khách mỗi năm. Cho
đến nay, hàng trăm kiến trúc thời thuộc địa – công sở, tư thất, hàng
quán, khách điếm, kho hàng, chưa kể nhiều khu vực hoa viên, đường xá –
đã được phục chế tối đa theo nguyên dạng ngay trên nền đất xưa nhờ
công trình sư William Perry cùng đội ngũ các nhà kiến trúc với khảo
cổ đã sưu tầm tham khảo các loại hồ sơ như bản vẽ, địa đồ, thư khố
ở Hoa Kỳ hoặc tận châu Âu.
Người gia nhân da đen này đóng vai
xà ích kiêm nô lệ trên cổ xe ngựa đúng mẫu.
Thêm một điều ngoạn mục khác là trang
phục thời thuộc địa mà các nhân viên phục vụ khu di tích phải mặc
vào người mỗi ngày để tiếp đón du khách và các thày cô hướng dẫn
từng đoàn học sinh ôn tập tại chỗ bài học lịch sử lập quốc. Nếu
lưu lại nhiều ngày, khách du ngoạn có thể dự các phiên tòa thuộc
địa được dàn dựng lại như phim trường sống động trong khi đám trẻ con
được tham gia các sinh hoạt nội trợ như dọn quét, giặt giũ... trong
một tư gia đang diễn lại vở kịch quá khứ.
Nhưng Jamestown đang
chờ đợi và chúng tôi phải từ giả Williamsburg, dù vẫn tranh thủ ghé
thăm đại học xưa William and Mary với giảng đường Phi Beta Kappa – Hội Sinh
Viên Thủ Khoa sáng lập ở đây cuối
năm 1776.
-còn tiếp-