Ca khúc này đã làm họa sĩ
NTK và tôi mất nhiều thời giờ tập đàn hát và ngâm thơ với nhau, chưa
kể tốn nhiều chai rượu... Nay NGỒI LẠI BÊN CẦU (chữ của thi sĩ Hoài Khanh)
đến với các bạn phần lớn nhờ tiếng hát điệu nghệ cộng thêm biệt
tài montage của họa sĩ kiêm ca sĩ . Thời gian và sông suối trôi
đi; còn lại thơ nhạc, cái đẹp nghệ thuật cùng ân tình nghệ sĩ trao
tặng cho nhau ... https://www.youtube.com/watch?v=R1Dh6Q8uq7g&list=UUrMnlmCgMVkeyfmVbvSTj2Q
Merci
Maitre Nguyen Trong Khoi pour la chanson et le montage artistique en
hommage de Guillaume Apollinaire et les ponts de Paris qui l'ont inspiré...
CHÂN PHƯƠNG
qua bút vẽ NGUYỄN TRỌNG KHÔI
Khi đưa lên Facebook, bài hát
được nhiều bạn tán thưởng. Lời bình của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về
ca khúc này khiến tác giả nó rất xúc động – còn gì bằng sự tri
ngộ từ người bạn phương xa:
“Chân Phương sang Mỹ mấy chục năm nhưng vẫn mang cốt cách văn hoá Pháp
trong cảm xúc và tư duy. Lý luận, thơ ca của anh đều sâu sắc và nhiều ý tưởng mới
lạ, khác người. Lần đầu tiên nghe nhạc của anh thấy rõ giai điệu mang cảm hứng
ký ức tuôn trào ra từ cốt cách văn hoá Pháp. Anh Nguyễn Trọng Khôi ngoài tài năng
hội hoạ, còn là một nhạc sỹ tài hoa, sáng tác và trình diễn nhiều ca khúc trữ
tình. Thể hiện ca khúc của Chân Phương ở cái tuổi
67, giọng anh vẫn giữ nguyên cường độ khoẻ khoắn, phong độ hào hoa và sắc độ
tinh tế của những ca khúc anh thể hiện trong các CD hơn 10 năm trước.”
Bài thơ này đi theo tôi và các bạn trường Tây từ thuở cuối trung học. Với năm tháng, cái đẹp bình dị bên cạnh ý nghĩa sâu lắng của ngôn từ Apollinaire càng vang vọng trong tim óc, nhất là những khi tôi quay về nước Pháp... Lang thang theo dòng Seine, qua lại các nhịp cầu - khi thì solo, có lúc hào hứng chuyện trò với một vài người bạn yêu thích Paris như Diễm Châu, Phan Huy Đường, Phan Nguyên, Phạm Tùng Cương, Đỗ Khiêm, Trần Vũ, Trần Thiện Đạo... - làm sao tôi chẳng hàm ơn mối duyên văn hóa-lịch sử rất ư đặc biệt giữa trí thức Việt và thủ đô Ánh Sáng. Ca khúc các bạn đang nghe hôm nay phần lớn kết tụ từ quan hệ nồng thắm ấy; và chừng nào sông Seine còn chảy, cuộc tình văn nghệ giữa hai dân tộc cũng sẽ còn hoài...
Bài thơ này đi theo tôi và các bạn trường Tây từ thuở cuối trung học. Với năm tháng, cái đẹp bình dị bên cạnh ý nghĩa sâu lắng của ngôn từ Apollinaire càng vang vọng trong tim óc, nhất là những khi tôi quay về nước Pháp... Lang thang theo dòng Seine, qua lại các nhịp cầu - khi thì solo, có lúc hào hứng chuyện trò với một vài người bạn yêu thích Paris như Diễm Châu, Phan Huy Đường, Phan Nguyên, Phạm Tùng Cương, Đỗ Khiêm, Trần Vũ, Trần Thiện Đạo... - làm sao tôi chẳng hàm ơn mối duyên văn hóa-lịch sử rất ư đặc biệt giữa trí thức Việt và thủ đô Ánh Sáng. Ca khúc các bạn đang nghe hôm nay phần lớn kết tụ từ quan hệ nồng thắm ấy; và chừng nào sông Seine còn chảy, cuộc tình văn nghệ giữa hai dân tộc cũng sẽ còn hoài...
P.S. Bạn đọc có thể tham khảo bài
viết này để hiểu thêm về quá trình tiếp nhận bài thơ danh tiếng của
Guillaume Apollinaire ở VN : http://laxanh2015.blogspot.com/2014/05/cau-mirabeau.html
CHÂN PHƯƠNG
Hingham Bay,
20-12-2014
Ảnh chụp trước cầu MIRABEAU ở PARIS, mùa hè 1993. |
No comments:
Post a Comment